Đặc tính gây đoản thọ của xăng dầu và cách khắc phục

Theo cuốn “Thanh lọc để phục hồi”, tác giả Anthony William cho biết xăng dầu có thể là tác nhân gây đoản thọ. Một giọt xăng rớt trên da sẽ lập tức xuyên qua các lớp tế bào và đi vào máu ngay tức thì, như thể không tồn tại rào chắn nào cả.

Chúng ta cư xử thản nhiên khi đổ xăng dầu như thể nó chỉ là nước lã

Chúng ta hành động như thể xăng dầu rất an toàn, như thể việc hít phải nó hoàn toàn vô hại và không gây bất cứ ảnh hưởng nào tới cơ thể và sức khỏe của mình.

Xăng dầu gây đoản thọ

Chúng ta cư xử thản nhiên khi đổ xăng dầu như thể nó chỉ là nước lã. Nhiều năm qua, đôi khi tôi lại được nghe kể chuyện xưa về một người nào đó dùng ống cao su hút xăng vào miệng rồi nhổ ra như thể hành vi này không hề gây hại.

Xăng dầu là sản phẩm đã trải qua nhiều công đoạn độc hại

Trước đây nó từng chứa chì. Điều này nguy hiểm như thế nào? Khi thế giới nhận ra chì là thứ rất độc đối với sự an toàn của nhân loại, người ta bèn giới thiệu xăng không pha chì, cứ như thể chì là thứ gây hại duy nhất trong xăng. Gần như cùng thời điểm với việc chuyển từ xăng pha chì sang xăng không chì, nhiều trạm nhiên liệu cũng bắt đầu dịch chuyển từ mô hình phục vụ trọn gói sang tự phục vụ. Điều đó đồng nghĩa với việc, vào thời xăng pha chì, số người trực tiếp phơi nhiễm xăng dầu gần như chỉ giới hạn trong nhóm phục vụ tại trạm xăng, nông dân làm việc với máy kéo và nhân công trong ngành thiết kế cảnh quan. Còn nếu bạn ngồi trong xe và được hưởng sự phục vụ trọn gói, thì bạn chỉ thực sự tiếp xúc vơi hơi xăng khi hạ cửa kính để nói chuyện với nhân viên phục vụ và trả tiền xăng. Giờ đây, gần như mọi nơi, những ngày ấy đã qua và số người trực tiếp tiếp xúc với xăng đã tăng lên theo cấp số mũ do sự xuất hiện của những cây xăng tự phục vụ.

Xăng dầu là một dung môi có những đặc tính chết người

Một lần nữa, chỉ vì không còn được pha vào xăng không đồng nghĩa với việc xăng không chứa những thành phần khác độc hại ngang ngửa, một số thậm chí còn độc hơn chì. Methyl tertiary-butyl ether (MTBE) cũng không phải phụ gia duy nhất đáng lo ngại; việc loại bỏ nó khỏi xăng không giải quyết được vấn đề. Là một dung môi, xăng dầu có những đặc tính chết người với tốc độ bão hòa mô tế bào rất cao, ngay cả khi toàn bộ những gì chúng ta làm chỉ là hít phải hơi xăng vào phổi. Và khi xăng dính lên da, nó thấm qua mô da như cơ thể bạn không hề có lớp da nào hết. Da được tạo nên với mục đích hoạt động như phòng tuyến đầu tiên cho cơ thể; cơ quan lớn nhất này bao phủ toàn bộ cơ thể bạn là để bảo vệ máu, hệ miễn dịch và tất cả những cơ quan còn lại. những dung môi như xăng dầu, vốn tạo ra để vận hành các ngành công nghiệp, hoàn toàn không đếm xỉa đến cơ chế bảo vệ này.  Một giọt xăng rớt trên da sẽ lập tức xuyên qua các lớp tế bào và đi vào máu ngay tức thì, như thể không tồn tại rào chắn nào cả. Đó là sức mạnh của các dung môi. Từ máu, xăng có thể đi đến não, mặc dù gan sẽ cố ngăn cản nó bằng cách hấp thụ và giam giữ nó hết sức có thể. Và như thế, cuối cùng, gan sẽ trở thành nơi chứa nhiều xăng nhất trong cơ thể.

Không hề có cảnh báo về sự nguy hiểm của xăng

Chúng ta hít phải hơi xăng trong lúc đổ xăng, hơi xăng thoát ra từ vòi bơm chỗ chúng ta, hơi xăng thoát ra từ vòi bơm chỗ khách bên cạnh, và khói thải từ những xe hơi đang nổ máy xung quanh. Nhiều cây xăng không có kẹp trên vòi bơm xăng, nên ta phải tự cầm vòi bơm trong suốt thời gian đổ xăng và khi đó, mặt ta chỉ cách làn hơi xăng đang bốc lên chỉ vài tấc. Những giọt xăng thừa đôi khi sẽ rơi lên tay nếu chúng ta không đeo găng tay khi đổ xăng. Đó chính là những sự phơi nhiễm thật sự. Những người phơi nhiễm cao vì họ phải bàn xăng kiếm sống và cả những người vẫn đang làm nghề này, sẽ không thể tận hưởng cuộc sống chất lượng cao trong phần lớn cuộc đời. Xăng có thể trở thành tác nhân gây đoản thọ. Ở trạm xăng , chẳng có tấm biển nào viết rằng TRẺ EM VÀ THANH NIÊN KHÔNG NÊN ĐỔ XĂNG. Chẳng có tấm biển nào viết rằng CỐ GẮNG ĐỪNG HÍT PHẢI HƠI XĂNG, HÃY ĐEO GĂNG TAY CAO SU KHI BƠM XĂNG, HÃY TRÁNH XA TRẠM XĂNG NẾU BẠN CÓ VẤN ĐỀ VỀ PHỔI hoặc HÃY TRÁNH XA TRẠM XĂNG NẾU BẠN MẮC BỆNH MẠN TÍNH.

Ngành công nghiệp xăng dầu đâu mất mát gì nếu họ sản xuất loại khẩu trang ngăn hơi xăng dùng một lần mà bạn có thể dễ dàng lấy tại cây xăng. Đây là ví dụ điển hình cho thấy không phải lúc nào thế giới cũng quan tâm đến lợi ích tối cao của chúng ta. Xăng dầu phá vỡ hệ miễn dịch và làm suy yếu tế bào thần kinh, khiến chúng ta yếu ớt hơn trước virus và vi khuẩn, đồng thời giúp chúng phát triển nhanh hơn, từ đó càng khiến ta dễ mắc những bệnh lý về thần kinh hơn, tệ hơn cả điều này là không hề biết tới chúng. Và tệ hơn nữa là không bao giờ có cơ hội bảo vệ bản thân và gia đình.

Cách hạn chế hơi xăng

Thay vì sống trong sợ hãi, bạn có thể hỏi thăm xung quanh để tìm trạm xăng phục vụ trọn gói, nếu không tìm ra cây xăng nào như vậy, thì những trạm trang bị kẹp cài vòi bơm chí ít giúp bạn tránh xa bình xăng thêm một chút. Bạn có thể đặt mua một hộp găng tay dùng một lần bằng cao su Nitrile trữ sẵn trong xe để dùng khi đổ xăng. Nếu bạn mắc bệnh mạn tính nhưng có người họ hàng không mắc tình trạng nhạy cảm tương tự và không ngại việc bơm xăng, thì bạn có thể nhờ tới sự giúp đỡ của người đó. Nếu phải tự cầm vòi bơm xăng, hãy để ý hướng gió và đứng xuôi gió để hơi xăng không bay thẳng về phía mình.

Thanh lọc chất độc từ xăng dầu

Và để xử lý những lần phơi nhiễm quá khứ và cả sự phơi nhiễm bất khả kháng của hiện tại, bạn có thể dùng uy lực của việc thanh lọc.